Thực hiện Công văn số 3958/ĐCT-BKT ngày 20/8/2024 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai Quyết định số 540/QĐ-TTg; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 28/89/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về thực hiện Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Hội LHPN các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cho hội viên, phụ nữ.
2. Chủ động tham mưu, đề xuất, phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cho hội viên, phụ nữ; lồng ghép triển khai trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" và các chương trình, đề án của địa phương.
3. Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và các hộ gia đình ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, nhất là trong lĩnh vực:
- Lĩnh vực trồng trọt:
+ Sử dụng các chế phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chế phẩm kích kháng thực vật, pheromone, vắc xin thực vật, chế phẩm phục hồi độ phì đất, dinh dưỡng đất, chế phẩm bảo quản, chế biến;
+ Quy trình canh tác khép kín bền vững, giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với đặc thù vùng sinh thái và quy mô sản xuất;
Tái chế, sử dụng phụ phẩm ngành sản xuất lúa gạo (rơm rạ, vỏ trấu, cám); sử dụng phụ phẩm cây rau màu sau thu hoạch (cây ngô, lạc, vùng, dưa, bí...) thành các sản phẩm giá trị gia tăng như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, đệm lót sinh học...; công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm trong ngành sản xuất cây ăn quả (vỏ, cùi, hạt, phần thức ăn thừa trong chế biến, lá và thân cây) làm phân bón, than sinh học, dược phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...;
- Lĩnh vực chăn nuôi:
+ Sử dụng thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung/chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi;
+ Quy trình công nghệ chăn nuôi tuần hoàn không chất thải; tiết kiệm tài nguyên; các quy trình và công nghệ thu gom, xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn để hình thành ngành công nghiệp dinh dưỡng hữu cơ cho canh tác cây trồng;
+ Công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm trong ngành chăn nuôi (phân thải, máu, xương, chất độn chuồng) làm năng lượng tái tạo, phân bón, thức ăn cho trùn quế, ruồi lính đen.
- Lĩnh vực thủy sản:
+ Sử dụng thức ăn thủy sản, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung thức ăn thủy sản từ phụ phẩm nông nghiệp, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi;
+ Quy trình công nghệ nuôi tuần hoàn nước, không chất thải; quy trình thu gom, xử lý tái sử dụng nước nuôi khép kín, xử lý bùn thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản;
+ Công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm trong ngành sản xuất thủy, hải sản (vỏ tôm, đầu tôm, nước thải, bùn thải) thành các sản phẩm giá trị gia tăng: Các chất có hoạt tính sinh học cao như chitin, chitosan, peptide, axit amin, thực phẩm (đầu tôm, bột tôm), thức ăn chăn nuôi, phân bón, năng lượng tái tạo…
4. Tham gia liên doanh, liên kết, phát triển thị trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, đổi mới những mặt hàng chủ lực của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); liên doanh, liên kết trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm, thu gom phế phẩm, phụ phẩm để xử lý theo quy mô công nghiệp, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong xử lý các phụ phẩm tạo thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống nhân dân;
Phối hợp tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, phiên chợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm, công nghệ ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Nguồn tin: