Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 17/4/2024 của UBND tỉnh Thái Bình về Triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030; Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Bình xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tăng cường phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030; Góp phần bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của địa phương, của quốc gia và trên phạm vi quốc tế.
- Các hoạt động triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả, bám sát theo hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, tham gia đóng góp ý kiến về các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình, an ninh; trong khắc phục hậu quả chiến tranh và phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống
a) Tích cực tuyên truyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế chính sách về lồng ghép giới, đáp ứng các nhu cầu cụ thể của phụ nữ, trẻ em gái bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong các khuôn khổ hiện hành về khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống.
b) Rà soát, phối hợp rà soát và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình, an ninh; trong khắc phục hậu quả chiến tranh và phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống.
c) Tích cực, chủ động, phát hiện phụ nữ ưu tú, tạo nguồn cán bộ nữ, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến hòa bình, an ninh, phù hợp với các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Ban Phụ nữ Công an tỉnh chủ động nghiên cứu tham mưu thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với phụ nữ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân phù hợp với đặc điểm, thực tiễn của từng ngành, từng lĩnh vực và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đáp ứng nhu cầu cụ thể và thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống
a) Phát hiện, phối hợp phát triển và nhân rộng các chương trình, mô hình nhằm phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
b) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đến cán bộ, hội viên phụ nữ trên nền tảng số, các kênh tuyên truyền của Hội LHPN các cấp trong đó tập trung tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh;
c) Đổi mới và triển khai các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng dành riêng cho phụ nữ trong quản lý rủi ro, phòng ngừa và ứng phó với các nguy cơ bạo lực, phục hồi và giải quyết các tác động tiêu cực của hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống;
d) Nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ, trẻ em gái trong ứng phó với các thách thức trên không gian mạng; xây dựng và nhân rộng mô hình và cách làm tốt về hỗ trợ phụ nữ ứng phó với thách thức trên không gian mạng;
3. Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tham gia giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế
a) Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Ban Phụ nữ Công an tỉnh tích cực tham mưu cho đội ngũ nữ sĩ quan, nữ cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực phục vụ hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
b) Các cấp Hội Phụ nữ tham mưu với cấp ủy, chính quyền cử cán bộ Hội tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực quốc phòng, hòa bình, an ninh.
4. Tham gia các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ hòa bình, an ninh (nếu có)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, Hội LHPN huyện, thành phố, các đơn vị triển khai, tổ chức thực kế hoạch này gắn với các nhiệm vụ công tác Hội.
2. Hằng năm, trước ngày 15/10, Hội LHPN 8 huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh vào báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới về Hội LHPN tỉnh Thái Bình (qua Ban Tuyên giáo - Tổ chức - Chính sách, Luật pháp) để tổng hợp, báo cáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030.
Nguồn tin: