Thực hiện Hướng dẫn số 60-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình ngày 13/3/2024 về tuyên truyền về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong các cấp Hội LHPN cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ về ý nghĩa, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của việc Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới, từ đó có trách nhiệm, tích cực tham gia vào quá trình triển khai Quy hoạch, đồng thuận cùng với chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp trong xử lý những vấn đề phát sinh.
- Hội LHPN các cấp tích cực tuyên truyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để tuyên truyền Quy hoạch tỉnh gắn với tuyên truyền Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ triển khai các chương trình, dự án quan trọng của tỉnh, của địa phương với tuyên truyền triển khai các phong trào thi đua, nhiệm vụ công tác Hội.
- Sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp theo các nhóm đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cao.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng, cơ sở khoa học của Quy hoạch tỉnh, trong đó tập trung những nội dung sau:
- Quy hoạch tỉnh là sự cụ thể hóa khát vọng phát triển tỉnh Thái Bình; thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới, với những định hướng, giải pháp đột phá mang tầm chiến lược dài hạn, giúp tháo gỡ các nút thắt, phân bổ hợp lý các nguồn lực và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Quy hoạch tỉnh được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, bài bản; được xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy, giúp đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng cũng như tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh, đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Quy hoạch: Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ trọng tâm, các định hướng phát triển, giải pháp thực hiện, trong đó tập trung vào những nội dung sau:
- Quan điểm phát triển, gồm 06 quan điểm: (1) Phù hợp với chiến lược, tầm nhìn phát triển của đất nước; các chủ trương, nghị quyết của Đảng; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025. (2) Phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, đồng bộ trên cả ba phương diện kinh tế - văn hóa - xã hội. Lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm động lực để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa xã hội. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển công nghệ số và thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (3) Phát triển xã hội hiện đại, văn minh, thân thiện, hài hòa, lấy con người làm trung tâm; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và phát triển con người, đầu tư cho phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống và văn hóa. (4) Xây dựng và quản lý đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên và mang bản sắc riêng. Khai thác tối ưu kết cấu hạ tầng hiện có; phát triển, mở rộng mạng lưới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến vùng kinh tế phía Tây Bắc, phía Đông Bắc, phía Đông Nam, Khu kinh tế Thái Bình, các khu công nghiệp, khu du lịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mới, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực. (5) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường. (6) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế.
- Mục tiêu phát triển:
+ Mục tiêu đến năm 2030: Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chấtlượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
+ Tầm nhìn đến năm 2050: Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng. Giá trị truyền thống và văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao.
- Một số định hướng lớn và các khâu đột phá phát triển:
+ 04 trụ cột tăng trưởng: (1) Phát huy thế mạnh của tỉnh có truyền thống về nông nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. (2) Xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng hàng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng. (3) Xây dựng các khu đô thị xanh - sạch - đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân. (4) Phát triển toàn diện Khu kinh tế Thái Bình thành hạt nhân, động lực phát triển kinh tế chính của tỉnh; chuẩn bị các điều kiện để mở rộng không gian phát triển hướng biển.
+ 03 đột phá phát triển: (1) Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế của Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. (2) Đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và chế biến phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (3) Phát triển kinh tế hướng biển tạo sự phát triển đột phá trên một số lĩnh vực: cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển... Mở rộng không gian lấn biển theo quy định để tạo quỹ đất cho các hoạt động chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển xanh, sạch, đẹp.
Phương án tổ chức không gian kinh tế - xã hội được định hình theo cấu trúc dựa trên bộ khung: Một trung tâm là thành phố Thái Bình; một hành lang kinh tế phía Đông (với hai trung tâm là đô thị Tiền Hải, đô thị Thái Thụy đóng vai trò đô thị đối trọng với thành phố Thái Bình) kết nối trục Đông Bắc - Tây Nam; một hành lang phát triển Tây Bắc kết nối các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và một hành lang Đông Bắc - Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung bộ về thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phương án phát triển hệ thống đô thị: Phát triển hệ thống đô thị trở thành động lực và hỗ trợ phát triển toàn diện công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 01 đô thị loại III; 05 đô thị loại IV; 18 đô thị loại V.
+ Phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp: Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; tiếp tục thành lập mới và phát triển các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trong Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp. Phát triển 67 cụm công nghiệp tại các huyện trên địa bàn tỉnh; hình thành một số cụm công nghiệp chuyên ngành và cụm công nghiệp sản xuất theo hướng liên kết ngành, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh.
+ Phương án phát triển giao thông: Trên địa bàn tỉnh hình thành 03 tuyến cao tốc: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08); Đường Vành đai 5 Hà Nội (CT.39) và Tuyến CT.16 phục vụ kết nối Khu kinh tế với thành phố Thái Bình và vùng kinh tế phía Tây Bắc thủ đô. Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Đầu tư bến cảng (kho nổi) hàng lỏng/ khí tại khu bến Trà Lý để tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn phía ngoài khơi cửa Trà Lý phục vụ Trung tâm Điện - Khí LNG Thái Bình. Sau năm 2030, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung 01 sân bay chuyên dụng ven biển vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia phục vụ du lịch, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng biên giới biển.
- Giải pháp, nguồn lực thực hiện, gồm 06 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư. (2) Nhóm giải pháp về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động. (3) Nhóm giải pháp về môi trường; khoa học và công nghệ. (4) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển. (5) Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu vực chức năng, phát triển đô thị, nông thôn. (6) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
3. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, trong đó tập trung phản ánh:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ trong thực hiện Quy hoạch tỉnh.
- Quá trình nghiên cứu, kết quả xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh; thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng chính sách, phản biện khoa học và giám sát quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.
- Kết quả thực hiện, thực tiễn triển khai Quy hoạch tỉnh ở các cấp, các ngành; lan tỏa cách làm hay, bài học kinh nghiệm tốt trong quá trình triển khai; phê phán những cá nhân, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, gây lãng phí, trì trệ, ảnh hưởng chung Quy hoạch tỉnh.
III. CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
- Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử (Website); các trang mạng xã hội như Fanpage, Zalo của tổ chức Hội; qua hệ thống truyền thanh cơ sở; thông qua các buổi sinh hoạt hội viên phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ; thông qua các lớp truyền thông, lớp tập huấn,...
- Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm tuyên truyền; cổ động trực quan (như treo băng rôn, pa nô, áp phích, bảng điện tử…)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội LHPN tỉnh
- Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tới Hội LHPN 8 huyện, thành phố.
- Hướng dẫn Hội LHPN các cấp triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền Quy hoạch tỉnh gắn với tuyên truyền Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
- Kịp thời tổng hợp báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và TW Hội LHPN Việt Nam về tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kịp thời phối hợp giải đáp những băn khoăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
2. Hội LHPN các huyện, thành phố và các đơn vị
- Hội LHPN các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tới Hội LHPN cơ sở.
- Phối hợp với các phòng, ban, các đoàn thể chủ động triển khai thực hiện công tác tuyên truyền gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội.
- Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tổng hợp báo cáo cơ quan chức năng và Hội cấp trên để có biện pháp giải quyết dứt điểm, góp phần thống nhất từ nhận thức đến hành động để triển khai thực hiện thành công Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn toàn tỉnh.
Nguồn tin: