Căn cứ Kế hoạch số 235/KH-ĐCT ngày 21/3/2023 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam về việc thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Kế hoạch số 456/KH-ĐCT ngày 04/3/2024 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” năm 2024; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 31/8/2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình về thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Kế hoạch số 211/KH-BTV ngày 06/02/2024 của Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Thái Bình về thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ, người dân và xã hội về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; các chủ trương, chính sách, các quy định của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế tập thể; phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX); thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm và tham gia hoạt động xã hội.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội về kỹ năng vận động, tuyên truyền hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; vai trò và lợi ích của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế tập thể; giới thiệu các điển hình, cách làm hay của các cấp Hội trong hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể, các điển hình HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ hoạt động hiệu quả.
- Trao đổi, chia sẻ, tham gia ý kiến xây dựng tiêu chí “Văn hoá, có trách nhiệm cộng đồng” của tổ chức kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ hoạt động hiệu quả.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cấp Hội trong triển khai thực hiện Đề án.
2. Yêu cầu
Các hoạt động của Đề án được triển khai, tổ chức thực hiện Đề án hiệu quả, thực chất, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, góp phần thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX
- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động truyền thông về KTTT, HTX, vai trò của phụ nữ trong phát triển KTTT, HTX theo hướng: Truyền thông theo nhóm đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông; lồng ghép với các hoạt động của Hội để tổ chức truyền thông diện rộng với các hình thức tuyên truyền, vận động trực tiếp tại các địa bàn theo nhóm đối tượng. Nội dung tuyên truyền đa dạng, gắn với các lĩnh vực hoạt động của HTX trên phạm vi toàn tỉnh.
- Các cấp Hội phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Thái Bình; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các huyện, thành phố; trang thông tin điện tử (Website), trang Fanpage của Hội; Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn... để đăng tải các nội dung của Đề án. Phối hợp xây dựng, phát hành các tài liệu tuyên truyền về Đề án .
- Khuyến khích các cấp Hội đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về lợi ích của KTTT, HTX; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động KTTT, HTX.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu Luật HTX năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp tổ chức.
- Lựa chọn các mô hình HTX, THT do Hội LHPN các cấp hỗ trợ thành lập và các HTX do phụ nữ tham gia quản lý nổi bật để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu về các HTX và sản phẩm của các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ ra thị trường nước ngoài…
2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ
- Phối hợp rà sát, đánh giá thực trạng các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ; các HTX có ngành nghề phù hợp với thế mạnh của phụ nữ, lao động nữ, gắn với làng nghề truyền thống, bảo tồn văn hoá, phát huy tài nguyên bản địa…; sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, du lịch cộng đồng, tạo việc làm cho lao động nữ… để nắm chắc số lượng, chất lượng và những vấn đề đặt ra của các HTX. Phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất, tham mưu cho cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX.
- Tăng cường kết nối hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; phương án thu hút, mở rộng thành viên phù hợp với các quy định hiện hành; hướng dẫn sắp xếp, củng cố tổ chức, hoạt động để tăng hiệu quả hoạt động của các HTX, tăng thu nhập cho các thành viên HTX.
- Tổ chức Ngày phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2024 với quy mô từ 12 -15 gian hàng trưng bày các sản phẩm của các HTX, THT do Hội LHPN các cấp hỗ trợ thành lập; các sản phẩm của các HTX do phụ nữ quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ; các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương.
- Hướng dẫn, hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, các HTX, THT do các cấp Hội hỗ trợ thành lập tiếp cận các quỹ hỗ trợ HTX, các tổ chức tín dụng.
3. Hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ
- Hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục thành lập HTX cho sáng lập viên, hội viên, phụ nữ có nhu cầu thành lập mới HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo việc làm cho lao động nữ gắn với sản xuất sản phẩm OCOP theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất đặc sản địa phương, tạo giá trị gia tăng.
- Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện thành lập HTX, Hội LHPN các cấp phối hợp với các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ về các thủ tục, quy trình thành lập tổ hợp tác (THT), xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo hình thức THT hay nhóm đồng sở thích do phụ nữ quản lý, điều hành.
- Tuyên truyền, vận động các HTX, THT do phụ nữ tham gia quản lý có cùng ngành, nghề, lĩnh vực tăng cường trao đổi, hợp tác, tăng quy mô và gắn kết, nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả. Cung cấp thông tin, chính sách thương mại, nông nghiệp, dịch vụ, nguồn vốn, cơ chế chính sách cho các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, các HTX, THT do Hội LHPN các cấp hỗ trợ thành lập.
- Khuyến khích các cấp Hội phối hợp với các chuyên gia có uy tín, có năng lực; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân nữ của tỉnh; Câu lạc bộ nữ chủ doanh nghiệp các huyện, thành phố…để tư vấn, hỗ trợ các HTX, THT dưới nhiều hình thức.
- Tổ chức hợp tác, liên kết giữa các thành viên HTX áp dụng quy trình sản xuất tốt, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy liên kết HTX với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
4. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ
- Tổ chức các tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thành viên, ban lãnh đạo các HTX, THT do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, các HTX, THT do các cấp Hội hỗ trợ thành lập.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp làm công tác hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế, phát triển kinh tế tập thể, HTX, THT…
- Vận động thành viên và lao động nữ tại các HTX, THT tham gia các khóa đào tạo nghề, chuyển giao KHKT, sản xuất theo quy trình sản xuất xanh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
5. Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp Hội về hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án của các cấp Hội, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất các chương trình, chính sách hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ.
- Tham mưu triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX Việt Nam về nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Vận động, huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, kết nối HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.
6. Công tác phối hợp với các sở, ngành, Ủy Ban MTTQ, các đoàn thể tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý HTX,THT, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ban lãnh đạo, thành viên HTX, THT; nâng cao năng lực tiếp cận thị trường; tổ chức các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực KTTT, HTX; tuyên truyền, hỗ trợ ứng dụng chuyển đổi số trong các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến thương mại…đẩy mạnh công tác truyền thông kết quả thực hiện Đề án, các điển hình HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, vai trò của phụ nữ tham gia KTTT, HTX…
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ HTX, do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Qũy hỗ trợ phát triển HTX; rà soát, vận động, hướng dẫn các THT do phụ nữ quản lý, điều hành hoạt động có hiệu quả phát triển thành HTX; tích cực hỗ trợ, tư vấn hồ sơ, thủ tục thành lập HTX cho phụ nữ
- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tỉnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia thực hiện Đề án.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội LHPN tỉnh
- Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, triển khai tới Hội LHPN 8 huyện, thành phố.
- Huy động các nguồn lực, phát huy nội lực triển khai thực hiện Đề án; lồng ghép các hoạt động của Đề án với chương trình, đề án, nhiệm vụ công tác Hội góp phần thực hiện các chỉ tiêu của Đề án.
- Phân công Ban Gia đình, Xã hội- Kinh tế là đầu mối tham mưu tổ chức thực hiện Đề án; chủ động phối hợp với Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các sở, ngành liên quan, các đoàn thể trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban lãnh đạo, thành viên HTX,THT do Hội LHPN các cấp hỗ trợ thành lập và tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội về phát triển kinh tế thị trường.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về phát triển KTTT cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm lồng ghép với sơ, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ để đánh gia kết quả triển khai thực hiện Đề án. Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án với Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UBND tỉnh theo quy định.
2. Hội LHPN huyện, thành phố
- Ban Thường vụ Hội LHPN các huyện, thành phố chủ động tham mưu cho UBND huyện, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tới các phòng, ban, đoàn thể và UBND các xã, phường, thị trấn.
- Hội LHPN các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2024 triển khai tới Hội LHPN các xã, phường, thị trấn. Chủ động xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình HĐND, UBND huyện, thành phố phê duyệt.
- Tổ chức tập huấn các nội dung của Đề án cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.
- Phối hợp với các phòng, ban, các đoàn thể chủ động triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
- Hỗ trợ phát triển HTX, THT do phụ nữ tham quản lý, điều hành.
- Lồng ghép việc triển khai Đề án với các chương trình, đề án và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm lồng ghép với sơ, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ để đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án 6 tháng trước ngày 15/6 và 01 năm trước ngày 30/11 về Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh.
Nguồn tin: