Căn cứ Văn bản liên tịch số 03/VBLT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 04/01/2022 giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Bình về việc thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN các cấp đối với hoạt động uỷ thác cho vay vốn Ngân hàng CSXH đảm bảo thành viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả, hoàn trả gốc, lãi và gửi tiền tiết kiệm đầy đủ, đúng quy định.
- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm đưa hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ chức Hội đi vào nề nếp, hiệu quả, theo đúng quy định đã ký kết với Ngân hàng CSXH; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhận ủy thác cho vay của các cấp Hội.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ sở, Ban quản lý Tổ TK&VV trong hoạt động ủy thác, hoạt động ủy nhiệm đảm bảo tuân thủ chế độ, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ ủy thác theo nội dung các văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác, hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng CSXH.
- Đảm bảo việc thực hiện hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Hội LHPN các cấp đúng quy định, hiệu quả.
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
Tập trung vào các nội dung đã được quy định trong các Văn bản thỏa thuận, Hợp đồng ủy thác đã ký giữa Ngân hàng CSXH với Hội LHPN các cấp và Hợp đồng ủy nhiệm giữa ngân hàng CSXH với các Tổ TK&VV cụ thể:
1.1. Kiểm tra tại Hội LHPN các huyện, thành phố
- Kiểm tra việc tuyên truyền, phổ biến: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại Ngân hàng CSXH; quy định về hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn...
- Kiểm tra việc triển khai và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên, của Ngân hàng CSXH đối với hoạt động nhận ủy thác và việc chỉ đạo Hội cơ sở thực hiện tốt các nội dung ủy thác trong Hợp đồng ủy thác đã ký với Ngân hàng CSXH.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 và việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động nhận ủy thác của Hội LHPN huyện, thành phố tại Hội LHPN các xã, phường, thị trấn, các Tổ TK&VV và hộ gia đình vay vốn.
- Kiểm tra việc tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội cơ sở và Ban Quản lý Tổ TK&VV.
- Kiểm tra giám sát hoạt động của Hội LHPN huyện, thành phố trong việc phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng CSXH:
+ Tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm, bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH và triển khai hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; chủ động báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
+ Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền liên quan đến chính sách tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cung cấp, sử dụng các cản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhất là tại vùng sâu, vùng xa.
+ Thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền về việc triển khai các chính sách tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động giao dịch xã, hoạt động Tổ TK&VV, điển hình tiên tiến trên các báo, trang điện tử của Ngân hàng CSXH và của Hội.
+ Thực hiện đánh giá chất lượng ủy thác của Hội; chỉ đạo Hội cấp dưới thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ TK&VV, tập trung tại các đơn vị, địa bàn có chất lượng hoạt động yếu hoặc tiềm ẩn nợ xấu phát sinh.
- Kiểm tra việc sử dụng phí ủy thác; sổ sách theo dõi ghi chép sử dụng phí ủy thác.
- Kiểm tra việc lưu giữ sổ sách, tài liệu, biểu mẫu tổng hợp, báo cáo theo định kỳ, các biên bản kiểm tra, các tài liệu khác có liên quan và các chính sách tín dụng mà Ngân hàng CSXH đang triển khai.
1.2. Kiểm tra Hội LHPN các xã, phường, thị trấn
- Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại Ngân hàng CSXH; quy định về hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn....
- Vận động thành lập và hướng dẫn Tổ TK&VV hoạt động theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH.
- Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham gia đầy đủ các phiên giao dịch, giao ban với Ngân hàng CSXH hàng tháng; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch với Ngân hàng CSXH.
- Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện trả nợ gốc, trả lãi tiền vay đúng kỳ vay, đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện trả nợ gốc, trả lãi tiền vay đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin về sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ và tham gia các hoạt động khác của Ngân hàng CSXH.
- Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội và Ban Quản lý Tổ TK&VV.
- Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban quản lý tổ và tổ viên Tổ TK&VV:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ TK&VV, sử dụng vốn vay của tổ viên.
+ Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV và việc tham gia họp tổ TK&VV để giám sát, chỉ đạo của Hội LHPN xã, phường, thị trấn.
+ Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện đúng quy ước hoạt động của Tổ và các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với Ngân hàng CSXH.
+ Thực hiện kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay đối với dự án, phương án vay vốn của khách hàng theo quy định (nếu có).
+ Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng CSXH giải ngân cho khách hàng.
+ Đôn đốc Ban quản lý tổ TK&VV giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ gốc, lãi tiền vay, thực hành tiết kiệm của tổ viên.
+ Thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Ngân hàng CSXH về các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích, ...), rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, chiếm dụng vốn, ...), chuyển hoặc bỏ đi khỏi nơi cư trú để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Kiểm tra việc việc phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng CSXH:
+ Tham mưu với cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm và triển khai hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, các chương trình tín dụng, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
+ Phối hợp với trưởng thôn/tổ trưởng dân phố triển khai thực hiện và giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
+ Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách khách hàng được vay vốn cho Tổ TK&VV để tổ thông báo đến từng khách hàng.
+ Tham gia xử lý các trường hợp khách hàng có nợ quá hạn, có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, khách hàng bỏ đi khỏi nơi cư trú; hướng dẫn khách hàng lập hỗ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro và phối hợp thẩm tra, lập biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã (nếu có); tham gia đối chiếu, phân loại nợ theo kế hoạch hoặc đột xuất.
+ Thực hiện đáng giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV và hoạt động ủy thác của Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn; thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động Tổ TK&VV.
- Kiểm tra việc phân bổ, sử dụng phí ủy thác; sổ sách theo dõi sử dụng phí ủy thác.
- Kiểm tra việc lưu giữ sổ sách, tài liệu quản lý vốn vay theo hướng dẫn của Hội và Ngân hàng CSXH; việc thực hiện các văn bản chỉ đạo khác của Hội cấp trên.
1.3. Kiểm tra tại Tổ TK&VV
- Kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng ủy nhiệm giữa Ngân hàng CSXH với Tổ TK&VV gồm:
+ Giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên trong tổ.
+ Việc phối hợp với Ban Thường vụ Hội LHPN xã, phường, thị trấn và chính quyền địa phương xử lý những trường hợp nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, trốn, bỏ đi khỏi nơi cư trú, chết, mất tích, các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích (nếu có).
- Kiểm tra quy trình thành lập Tổ TK&VV có đúng với quy định không? Tổ có thành lập theo địa bàn thôn, tổ dân phố không? Số thành viên trong tổ? Tổ trưởng có tham gia giao dịch và giao ban đầy đủ với Ngân hàng CSXH, Hội LHPN xã, phường, thị trấn vào các ngày giao dịch định kỳ không?
- Việc bình xét cho vay có đúng với quy định không?
- Tình hình thu, nộp tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm? Việc sử dụng Hoa hồng của Ban quản lý tổ?
- Việc tham gia tập huấn do Ngân hàng CSXH và Hội LHPN tổ chức?
- Việc lưu giữ sổ sách, tài liệu tại tổ TK&VV:
+ Biên bản họp Tổ TK&VV (Mẫu 10A/TD, 10B/TD, 10C/TD): Ghi đầy đủ ngày, tháng, số thành viên tham dự, nội dung họp, danh sách thành viên trong tổ, chốt tổng số thành viên sau khi họp...
+ Hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với Tổ TK&VV (Mẫu số 11/TD) có nội dung có đúng với hướng dẫn của Trung ương không.
+ Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD).
+ Thông báo kết quả cho vay (mẫu số 04/TD);
+ Bảng kê thu lãi (mẫu số 12/TD);
+ Bảng kê lãi phải thu và lãi thực thu (mẫu 13/TD);
+ Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn (nếu có - mẫu số 14/TD).
+ Thông báo xử lý nợ rủi ro (nếu có);
+ Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay - MS06/TD (nếu có)
+ Sổ theo dõi vay vốn.
+ Sổ Nghị quyết họp Tổ TK&VV.
+ Biên bản kiểm tra vốn vay của Hội cấp trên.
1.4. Kiểm tra tại hộ gia đình vay vốn
- Kiểm tra hiện tại hộ gia đình (Kiểm tra sổ vay vốn); Việc sử dụng vốn vay;
- Việc lưu giữ Biên lai thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm hàng tháng.
2. Số lượng đơn vị kiểm tra
a) Hội LHPN tỉnh:
Kiểm tra Hội LHPN 8/8 huyện, thành phố. Tại mỗi huyện, thành phố kiểm tra ít nhất 01 xã, phường, thị trấn. Tại mỗi xã, phường, thị trấn được kiểm tra, tiến hành kiểm tra ít nhất 01 Tổ TK &VV, 05 hộ gia đình vay vốn.
Hàng tháng, cán bộ Hội LHPN tỉnh phụ trách các huyện, thành phố kết hợp với Hội LHPN các huyện, thành phố kiểm tra từ 1-2 xã, phường, thị trấn.
b) Hội LHPN huyện, thành phố:
Mỗi huyện, thành phố kiểm tra 100% Hội LHPN xã, phường, thị trấn. Tại mỗi xã, phường, thị trấn phải kiểm tra ít nhất 15% tổ TK&VV, tại mỗi Tổ được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 05 hộ gia đình vay vốn.
c) Cấp cơ sở:
Tổ chức kiểm tra 100% Tổ TK&VV, tại mỗi Tổ TK&VV được kiểm tra, phải kiểm tra tối thiểu 90% tổ viên đang còn dư nợ.
Ngoài ra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới của hộ vay trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng CSXH giải ngân.
3. Thời gian kiểm tra:
Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh sẽ thực hiện 2 đợt kiểm tra, cụ thể như sau:
TT
|
Thời gian
|
Đơn vị được kiểm tra
|
Đợt 1
|
Tháng 6/2024
|
8 huyện, thành phố; 08 xã, phường, thị trấn
|
Đợt 2
|
Tháng 10/2024
|
8 huyện, thành phố; 08 xã, phường, thị trấn
|
4. Thành phần đoàn kiểm tra:
- Cấp tỉnh: Lãnh đạo, trưởng, phó các ban chuyên môn và chuyên viên Hội LHPN tỉnh.
- Cấp huyện, thành phố: Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác vay vốn.
- Cấp xã: Ban Thường vụ Hội LHPN xã, các Tổ tưởng Tổ TK&VV
III. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
1. Nội dung giám sát
Năm 2024, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh giám sát Hội LHPN 8/8 huyện, thành phố các nội dung sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại Ngân hàng CSXH; quy định về hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
- Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách của Hội ở cấp xã về nghiệp vụ ủy thác; các chương trình tín dụng; cơ chế, chính sách và văn bản mới; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số về sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CSXH.
- Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng CSXH.
2. Thời hiệu giám sát và phân công cán bộ giám sát
- Việc giám sát được thực hiện từ tháng 01/2024 đến hết 30/10/2024.
- Phân công cán bộ Hội LHPN tỉnh phụ trách huyện, thành phố thực hiện giám sát thường xuyên và báo cáo Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh kết quả giám sát trong năm trước ngày 30/10/2024.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh:
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH năm 2024 và triển khai tới Hội LHPN 8 huyện, thành phố.
- Phân công lãnh đạo, cán bộ tham gia đoàn kiểm tra của tỉnh và thực hiện giám sát trong năm.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm 2024 và triển khai tới Hội LHPN các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn được kiểm tra.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức hoạt động kiểm tra đạt kết quả.
- Sau mỗi kỳ kiểm tra, tổng hợp thông báo kết quả kiểm tra về Ngân hàng CSXH tỉnh, Hội LHPN 8 huyện, thành phố và các đơn vị được kiểm tra.
2. Cấp huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH năm 2024 và triển khai tới Hội LHPN các xã, phường, thị trấn; gửi kế hoạch về Ngân hàng CSXH huyện và Ban Gia đình, Xã hội – Kinh tế Hội LHPN tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Phân công lãnh đạo, cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra và thực hiện giám sát trong năm.
- Lồng ghép các hoạt động của Hội để tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn Ngân hàng CSXH tại cơ sở thường xuyên, đảm bảo số lượng, chất lượng và đạt hiệu quả.
- Sau mỗi đợt kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra và gửi biên bản kiểm tra về Ban Gia đình, Xã hội - Kinh tế Hội LLHPN tỉnh và Ngân hàng CSXH huyện.
- Hàng tháng, gửi báo cáo hoạt động vay vốn về Ban Gia đình, Xã hội - Kinh tế Hội LHPN tỉnh trước ngày 10 hàng tháng.
- Nộp báo cáo các nội dung giám sát (theo mục 1 phần III) về Hội LHPN tỉnh qua Ban Gia đình, Xã hội – Kinh tế trước ngày 30/10/2024.
3. Cấp xã, phường, thị trấn và tổ TK&VV:
- Ban Thường vụ Hội LHPN xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH năm 2024 tới các chi hội, các tổ TK&VV và gửi kế hoạch về Hội LHPN huyện, thành phố để theo dõi và chỉ đạo.
- Phân công cán bộ kiểm tra nguồn vốn mới giải ngân trong thời gian 30 ngày.
- Lồng ghép với việc triển khai, tổ chức các hoạt động của Hội để kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn thường xuyên, đảm bảo số lượng, chất lượng và đạt hiệu quả.
- Hàng tháng báo cáo kết quả hoạt động vay vốn, trong đó có công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn về Hội LHPN huyện, thành phố tại hội nghị giao ban hàng tháng.
- Lưu trữ đầy đủ biên bản kiểm tra vốn vay của Hội LHPN xã và Hội cấp trên trong hồ sơ quản lý vốn vay Ngân hàng CSXH.
Nguồn tin: