Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Từ một miền đất cổ, hình thành với hàng nghìn năm lịch sử, làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái (Kiến Xương) đã duy trì và phát triển nghề chạm bạc truyền thống trên 600 năm. Trải bao biến cố của thời gian, đến nay trở thành làng nghề truyền thống độc đáo, phát triển mạnh. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn vươn ra nước ngoài, ghi dấu ấn trên trường quốc tế.
Đền Đồng Bằng - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy
Đền Đồng Bằng được nhân dân biết đến là một ngôi đền linh thiêng có từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Đền có sắc phong “Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Tục truyền rằng, vào đời vua Hùng Vương thứ 18, nước ta bị giặc ngoại bang xâm lấn, triều đình phải lập đàn để triệu Linh sơn Tú khí về giúp nước dẹp giặc. Khi ấy thủy thần làng Đào Động đã hiện thân phò vua dẹp giặc và có công đầu trong việc trấn giữ tám cửa bể phía Tây. Ngài được sắc phong là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Kể từ đó nơi đây là chốn địa linh được nhân dân bốn phương ngưỡng vọng và lập đền thờ.
Gạo làng Giắng: lắng vị quê
Làng Giắng, tên chữ là Thượng Liệt (thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Hưng) bao đời nay được vỗ về bởi con sông Diêm Hộ và sông Hoài. Ngôi làng cổ có tuổi đời hàng trăm năm này cũng chứa đựng những điều kỳ thú về văn hóa, văn vật mà ít nơi còn giữ được. Không chỉ nổi tiếng với điệu múa giáo cờ giáo quạt với lễ hội làng Thượng Liệt là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nơi đây còn nức tiếng gần xa khi gieo cấy được loại gạo ngon tiến vua.
4 danh nhân văn hóa, danh sỹ viết về người Thái Bình, đất Thái Bình
Xưa nay có nhiều người viết về “người Thái Bình, đất Thái Bình” trong đó có 4 danh nhân văn hóa, danh sĩ đã làm rể hoặc từng tá túc ở Thái Bình viết về chủ đề trên, đó là: Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Du (1765-1820), danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Phạm Thái (1777-1813).